Tại Hàn Quốc:
Tháng 7-2003, ông Lee Myung-bak, cựu Tổng thống Hàn Quốc, khi ấy là Thị trưởng Seoul, khởi xướng đề án phục hồi dòng suối Cheonggyecheon trong một dự án khôi phục và chỉnh trang bộ mặt đô thị lớn nhất lịch sử Hàn Quốc cho thành phố 600 năm tuổi này. Đây là một đề án đầy tham vọng vì không chỉ phải gỡ bỏ con đường cao tốc trên cao mà còn phải tái sinh một thủy lộ vốn đã bị san lấp từ lâu.
Trong tiềm thức của người dân Seoul, con suối Cheonggyecheon chảy từ đông sang tây qua nửa phần phía bắc của Thủ đô là những gì lắng đọng của văn hóa và lịch sử hàng trăm năm. Dưới thời Joseon, Cheonggyecheon đã trở thành một địa điểm vui chơi công cộng, là nơi diễn ra các trò chơi dân gian như: thả diều, chơi đèn hoa sen, trò chơi đánh trận giả… Từ năm 1411, dòng suối giữa lòng đô thị đã được cải tạo, mang biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa của tự nhiên và nhân tạo.
Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, dọc hai bên Cheonggyecheon trở thành các khu ổ chuột được tạo ra bởi người tị nạn đã đổ xô vào Seoul và định cư trên Chonggyechon.
Trong giữa những năm 1950, Chonggyechon được coi là một biểu tượng của sự nghèo đói và bẩn thỉu, là di sản của một nửa thế kỷ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân. Giải pháp hệ thống cống hở ở trung tâm của thành phố cũng là một trở ngại lớn để tái phát triển của Seoul. Vào thời điểm kinh tế khó khăn cùng cực đó, cách duy nhất để đối phó với vấn đề này là đặt ngầm dòng chảy.
Dự án đặt ngầm dòng chảy cho Chonggyechon gồm bốn giai đoạn, bắt đầu từ năm 1955 và kết thúc vào năm 1977. Kết quả là một đường cao tốc trên cao được xây dựng trên hầu hết các dòng ngầm của Chonggyechon. Đường cao tốc này rộng bốn làn đường và dài ba dặm (5864 mét).
Khi Lee Myung-bak tranh cử cho thị trưởng thành phố Seoul vào năm 2001, một trong những lời hứa của ông là loại bỏ đường cao tốc Cheonggye và khôi phục lại dòng suối để đem lại sức sống mới cho khu vực kinh tế.
Mặc dù có một số phản đối từ các doanh nghiệp, nhưng dự án khôi phục lại dòng suối được ủng hộ bởi đại đa số cư dân Seoul. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi chính quyền thành phố thì 79,1 phần trăm cư dân ủng hộ kế hoạch này.
Công cuộc phục hồi dòng suối bắt đầu vào tháng Bảy năm 2003 và được hoàn thành vào tháng Chín năm 2005, vào khoảng thời gian nhiệm kỳ bốn năm của Lee kết thúc.
Hàng triệu người đã đến chúc mừng sự phục hồi của dòng suối Cheonggye.
Và ngày nay, dòng suối Chonggyechon là một trong những địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đông nhất Seoul. đồng thời nó còn trở thành lá phổi xanh cho cả thành phố.
Còn tại Sa Đéc:
Trước năm 1975, Rạch Cái Sơn còn rất đẹp và nên thơ. Tuy không lộng lẫy, kiêu sa như Chonggyechon nhưng phảng phất đâu đó, ta vẫn thấy được vẻ đẹp mộc mạc, chân thành
Nhưng kể từ sau khi đổi mới, Rạch Cái Sơn đã thay đổi đến không ngờ. Nguyên nhân là do bàn tay của Tạo hóa hay của Con người ngăn sông đắp đập ?
Hay mong muốn ngầm hóa Rạch Cái Sơn bằng cống hộp như dòng Chonggyechon thuở nào?
Nhìn một nửa dòng Cái Sơn - Nàng Hai còn lại mà không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối!
Nên hay chăng giữ nguyên trạng dòng Cái Sơn - Nàng Hai như thuở sơ khai. Vừa là tuyến thủy lộ huyết mạch đồng thời với việc phát triển du lịch cho du khách nước ngoài, vừa giữ lại mảng xanh cho nội ô Sa Đéc.
Đó có phải là cách nhìn xa cho hậu thế sau này?
Tài liệu đã dẫn : http://www.preservenet.com/freeways/FreewaysCheonggye.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét