Mỗi lần về Sadec, dù bận thế nào tôi cũng dành thời gian đi ăn hủ tiếu, đơn giản chỉ để được thưởng thức lại cái hương vị đặc sắc không lẫn vào đâu và cũng không đâu có được của món ăn quê nhà. Cũng không ngoa khi nói rằng Sadec là nơi "ra ngõ gặp hủ tiếu". Quả vậy, ở Sadec, mỗi buổi sáng không món điểm tâm nào dễ kiếm bằng hủ tiếu. Hủ tiếu được bán ở khắp nơi, từ những quán nhỏ ven đường đến những những tiệm ăn sang trọng, đâu đâu cũng có hủ tiếu.
Hủ tiếu Sadec khác hẳn những nơi khác; ở đây chỉ xin nói đến vài điểm khác biệt so với hủ tiếu ở
Có một điều thú vị nho nhỏ là hủ tiếu khô ở Sadec được ăn trong dĩa, không như ở
Trước khi ăn, người ta hay cho vào dĩa hủ tiếu một ít ớt xắt nhỏ và nước tương. Ở Sadec người ta hay dùng nước tương chùa tại các quán hủ tiếu. Đó là loại nước tương do các chùa ở đây làm ra, thường ngọt hơn và không có hậu chua như những loại nước tương khác. Một điểm khác biệt nữa là người ta dùng hạnh (theo cách gọi của người Sadec mà
Nếu bạn ăn hủ tiếu thịt thì những lát thịt và gan, đôi khi có cả phèo sẽ được cho luôn vào dĩa hủ tiếu; còn nếu gọi xương ống hay giò thì những thứ đó sẽ được cho vào tô nước súp to kèm theo. Nước súp được nấu từ xương, thịt heo, gan, phèo, khô mực và đặc biệt có rất nhiều củ sắn. Nếu thích người ăn có thể gọi thêm một tô củ sắn ăn kèm. Củ sắn được hầm lâu trong nồi súp trở nên mềm và hấp thụ thêm được vị ngọt của thịt và xương khiến nó trở thành món ăn ưa chuộng của hầu hết mọi người.
Thế đấy, hủ tiếu Sadec tưởng chừng bình dị nhưng khi đi đâu xa người Sadec không ai lại không thèm được ăn. Dù ở Sadec vẫn có phở, bún bò, cơm tấm rồi còn cả bánh tầm, bún riêu, bún thịt xào nhưng hủ tiếu vẫn là món được bán nhiều nhất và được ăn nhiều nhất. Từ các em nhỏ chỉ ăn được những chén hủ tiếu với thịt băm đến những thanh niên ăn phải gọi bánh thêm ăn cho thỏa thích, rồi những cụ già phải ăn hủ tiếu trụn cho thật mềm. Hủ tiếu đã tạo thành một nét văn hóa ẩm thực cho Sadec. Nếu ở đâu đó giữa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét